Tin tức

Trạm Tấu đặt mục tiêu đón và phục vụ 150.000 lượt khách du lịch trong năm 2024

Chiều ngày 12/3, Ủy ban nhân dân huyện Trạm Tấu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2023 và sơ kết 01 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; triển khai nhiệm vụ du lịch năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái; Đồng chí Trịnh Văn Xuê, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; đồng chí Vũ Lê Chung Anh, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện. 

Trạm Tấu phát triển du lịch mạo hiểm

Du lịch có tính chất mạo hiểm đang hấp dẫn với những người thích cảm giác mạnh trải nghiệm. Với địa hình đa dạng, huyện Trạm Tấu có nhiều ưu thế để phát triển loại hình du lịch này.

Hàng nghìn người chen chân vui hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được tổ chức ngày 18/2 đã thu hút hàng vạn người dân và du khách về tham dự.

Vui hội Gầu Tào

Những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024, du khách trong và ngoài tỉnh lại lên vùng cao Trạm Tấu để dự Lễ hội Gầu Tào: Lễ hội được huyện Trạm Tấu phục dựng, tổ chức từ năm 2019, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và quảng bá hình ảnh, nét đặc sắc của người Mông Trạm Tấu nói riêng.

LỄ HỘI DU LỊCH

Huyện nghèo Trạm Tấu: Phá thế độc đạo và ngõ cụt, mở ra cơ hội mới cho du lịch phát triển

Mặc dù có nhiều thế mạnh về rừng, khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, có nhiều đỉnh núi cao, thác nước đẹp và suối khoáng nóng cùng với bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo… nhưng du lịch huyện Trạm Tấu (Yên Bái) chưa được phát triển tương xứng. Nguyên nhân chính là do huyện chỉ có một tuyến đường huyết mạch kết nối ra bên ngoài qua thị xã Nghĩa Lộ vô cùng hiểm trở, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Tuy nhiên, trong năm 2023 này huyện Trạm Tấu sẽ có thêm 02 tuyến đường mới kết nối với huyện Văn Chấn (Yên Bái) và huyện Bắc Yên (Sơn La), mở ra cơ hội bứt phá cho du lịch Trạm Tấu phát triển.

Cuộc thi “Trình diễn trang phục H’Mông” xã Phình Hồ

Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Vừa qua, UBND xã Phình Hồ phối hợp công ty Tabala tổ chức cuộc thi “Trình diễn trang phục H’Mông” xã Phình Hồ tại Lau Camping, đây là khu nghỉ dưỡng cắm trại và săn mây ở xã Phình Hồ. Tới dự có đồng chí Nguyễn Quốc Luận – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái; Lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện Trạm Tấu.

Huyện Trạm Tấu tham gia Chương trình nghệ thuật “Sắc màu văn hoá các dân tộc Yên Bái”

Tối ngày 27/4/2023, tại Quảng trường 19/8, tại thành phố Yên Bái, đoàn huyện Trạm Tấu đã tham gia Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Yên Bái”. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2023); 137 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 01/5/2023) và 78 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2023). Dự chương trình có đồng chí Khang A Chua, Phó Chủ tịch UBND huyện – Trưởng ban tổ chức các ngày lễ lớn huyện, đoàn cán bộ, diễn viên tham gia chương trình nghệ thuật “Sắc màu văn hóa các dân tộc Yên Bái”.

Trạm Tấu đưa rừng pơ mu trở thành sản phẩm du lịch mới lạ

Huyện Trạm Tấu nơi đầu nguồn của suối Thia, có diện tích pơ mu lớn nhất tỉnh Yên Bái. Đó là một loài gỗ quý thuộc họ thông, được người dân Trạm Tấu bảo vệ và gìn giữ từ nhiều đời nay. Bà con nơi đây mong muốn rừng pơ mu sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt và mới lạ, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thư viện ảnh

Cẩm nang du lịch

Du khách chia sẻ

Đặc sản

Ẩm thực

Trạm Tấu đưa rừng pơ mu trở thành sản phẩm du lịch mới lạ

Huyện Trạm Tấu nơi đầu nguồn của suối Thia, có diện tích pơ mu lớn nhất tỉnh Yên Bái. Đó là một loài gỗ quý thuộc họ thông, được người dân Trạm Tấu bảo vệ và gìn giữ từ nhiều đời nay. Bà con nơi đây mong muốn rừng pơ mu sẽ trở thành một sản phẩm du lịch đặc biệt và mới lạ, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Đặc sản của huyện vùng cao Trạm Tấu

Nằm ở độ cao từ 800 - 2.000 m so với mực nước biển, huyện vùng cao Trạm Tấu là nơi có những tiềm năng trong phát triển sản xuất, chế biến nông - lâm sản, tài nguyên khoáng sản, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng với những lợi thế riêng có về bề dày văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Đây cũng là nơi để khám phá đặc sản nổi danh của các dân tộc Mông, Thái như lợn đen, gà đen, măng ớt, gạo nếp 87… là những món quà kỳ diệu mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.

Gạo lứt nương đỏ - đặc sản Trạm Tấu, Yên Bái

Huyện Trạm Tấu, huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái không chỉ được biết đến với những điểm du lịch sinh thái, điểm "check in" hoang sơ, hùng vĩnhư:Khu du lịch sinh thái suối khoáng nóng; đồi thông Eo Gió tại thị trấn Trạm Tấu; leo núi mạo hiểm tại đỉnh Tà Xùa (xã Bản Công), đỉnh Tà Chì Nhù (xã Xà Hồ), thác Háng Đề Chơ thuộc xã Làng Nhì; du lịch cộng đồng tại xã Hát Lừu…mà nơi đây còn được biết đến với các sản phẩm nông sản đặc sản nổi tiếng như chè Shan tuyết Phình Hồ, măng sặt, gạo nương tím, gạo nương đỏ, khoai sọ xá xanh và không thể không nhắc đến gạo lứt nương đỏ Trạm Tấu.