Chào mừng bạn đến với Trang Du lịch huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái

Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030

13/02/2023 8:17:00 SA

3947: view

Ngày 29/12/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 2723/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.

Khu du lịch Suối khoáng nóng Trạm Tấu

Với mục tiêu phát triển du lịch huyện Trạm Tấu cơ bản là phát triển hệ thống sản phẩm và hoạt động du lịch đồng bộ, chất lượng cao đa dạng với các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm, ẩm thực, nghỉ dưỡng khoáng nóng, cộng đồng,... lấy nghỉ dưỡng khoáng nóng là trọng tâm, tạo điểm nhấn và yếu tố khác biệt nhằm khắc phục tính thời vụ, thu hút nhiều thị trường khách, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Đề án đề ra các mục tiêu cụ thể gồm:

Về khách du lịch: Đến năm 2025 đón 120.000 lượt khách du lịch, trong đó 30.000 lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 7,5% lượng khách quốc tế đến tỉnh Yên Bái), khách nội địa đạt 90.000 lượt khách (chiếm khoảng 8,2% lượng khách nội địa đến tỉnh Yên Bái); tăng trưởng bình quân đạt 10,7%/năm. Đến năm 2030 đón 240.000 lượt khách, trong đó 60.000 lượt khách quốc tế (chiếm khoảng 7,5% lượng khách quốc tế đến Yên Bái), khách nội địa đạt 180.000 lượt khách (chiếm khoảng 10,6% lượng khách nội địa đến tỉnh Yên Bái); tăng trưởng bình quân đạt 14,9%/năm.

Về tổng thu từ du lịch: Đến năm 2025, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 197 tỷ đồng (chiếm khoảng 13,1% tổng doanh thu du lịch của tỉnh Yên Bái), tăng trưởng bình quân đạt 37%/năm. Đến năm 2030, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 658 tỷ đồng (chiếm khoảng 15,3% tổng doanh thu du lịch của tỉnh Yên Bái), tăng trưởng bình quân đạt 27,3%/năm.

Về số buồng cơ sở lưu trú du lịch: Đến năm 2025, phấn đấu tổng số buồng cơ sở lưu trú khoảng 430 buồng, trong đó 01 cơ sở lưu trú hạng 3 sao trở lên khoảng 30 nhà dân tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú homestay. Đến năm 2030, phấn đấu tổng số buồng cơ sở lưu trú khoảng 1.000 buồng, trong đó 02 cơ sở lưu trú hạng 3 sao trở lên và khoảng 50 nhà dân tham gia cung cấp dịch vụ lưu trú homestay.

Về việc làm: Đến năm 2025 phấn đấu tạo được việc làm cho gần 1.100 lao động, trong đó lao động trực tiếp 450 người; lao động gián tiếp là 650 người. Đến năm 2030 phấn đấu tạo được việc làm cho gần 2.500 lao động, trong đó lao động trực tiếp 1.000 người; lao động gián tiếp là 1.500 người.

Bình minh Xà Hồ

* Một số chỉ tiêu khác:

Thu nhập bình quân đầu người: Đến năm 2025 đạt 30 triệu đồng/người. Đến năm 2030 đạt 45 triệu đồng/người; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Đến năm 2025 đạt 400 tỷ đồng. Đến năm 2030 đạt 600 tỷ đồng; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Đến năm 2025 đạt 120 tỷ đồng. Đến năm 2030 đạt 240 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia từng thời kỳ): Đến năm 2025 giảm bình quân >6,5%. Đến năm 2030 giảm bình quân >5%; Sản phẩm du lịch hoặc sản phẩm phục vụ du lịch được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh: Đến năm 2025 có 23 sản phẩm. Đến năm 2030 có >23 sản phẩm; Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa: Đến năm 2025 đạt 53,0%. Đến năm 2030 duy trì ở mức 53,0%; Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch, dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: Đến năm 2025 đạt 100%. Đến năm 2030 duy trì ở mức 100%; Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý ở khu vực nông thôn: Đến năm 2025 đạt 80,0%. Đến năm 2030 duy trì ở mức 80,0%; Tỷ lệ che phủ rừng: Đến năm 2025 đạt 62,0%. Đến năm 2030 duy trì ở mức 62,0%.

Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án đã đề ra các giải pháp như sau:

Về quy hoạch, tổ chức không gian phát triển du lịch, phát triển các khu du lịch, điểm du lịch: Tuân thủ quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, phát triển dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Định hướng phát triển du lịch huyện Trạm Tấu với 04 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh; phát triển các khu, điểm du lịch trong các vùng phù hợp với điều kiện vị trí, tài nguyên du lịch để triển khai có hiệu quả, phát huy được tối đa tài nguyên du lịch.

Về nâng cao nhận thức, tư duy; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong phát triển du lịch: Giai đoạn 2022-2025, hằng năm tổ chức các chuyến học tập kinh nghiệm và tập huấn về du lịch bền vững, có trách nhiệm. Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư tạo hình ảnh tốt về các hoạt động du lịch trong nhận thức của cộng đồng dân cư. Lồng ghép trong các giờ học ngoại khoá tại các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện về kỹ năng ứng xử đối với khách du lịch, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường để phát triển du lịch; xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền trên đài phát thanh bằng tiếng Việt và tiếng Mông (mỗi tuần một nội dung).

Về thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường quản lý nhà nước về du lịch và hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, xã hội hóa đầu tư phát triển khu, điểm du lịch quan trọng. Huy động các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật du lịch đồng bộ theo thứ tự ưu tiên để kết nối giữa các khu, các điểm du lịch. Khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến khích việc đóng góp từ du lịch cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hùng vĩ thác nước Háng Đề Chơ

Về bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững: Đến năm 2030 hoàn thành, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Kế Khấu Ly. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tổ chức bảo tồn và tuyên truyền, quảng bá lễ hội truyền thống; vận động nhân dân bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Thái trên địa bàn huyện; xây dựng nhà truyền thống bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số; hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác duy trì phát triển nghề, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch. Hỗ trợ khai thác, phát triển, bảo tồn các giá trị văn hóa gắn với ruộng bậc thang. Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc Mông, người dân tộc Khơ Mú mở lớp lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận. Hỗ trợ hoạt động thành lập mới 10 đội văn nghệ truyền thống. Hỗ trợ trang thiết bị cho 08 nhà văn hóa và đầu tư xây dựng 08 thiết chế văn hóa, thể thao. Tổ chức liên hoan dân ca, dân vũ và ngày hội thể thao quần chúng các dân tộc trên địa bàn huyện.

Đỉnh Tà Chì Nhù

Việc ban hành Đề án “Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Trạm Tấu giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” triển khai sẽ giúp du lịch huyện phát triển theo đúng định hướng, phù hợp và khai thác được tiềm năng, lợi thế về du lịch của huyện, tạo nên một số thay đổi về kinh tế, văn hóa, môi trường, cụ thể: dự kiến đến năm 2025 ngành thương mại dịch vụ của huyện chiếm 21,6% cơ cấu kinh tế của huyện (tăng 1,9% so với năm 2021), đến năm 2030 chiếm 25% (tăng 3,4% so với năm 2025); góp phần tăng thu ngân sách huyện từ 89,6 tỷ đồng năm 2021 ước đạt 120 tỷ đồng năm 2025, ước đạt 240 tỷ đồng năm 2030; Việc thực hiện đồng bộ các định hướng, nhiệm vụ giải pháp góp phần tăng lượng khách đến huyện ước đón 120.000 lượt khách năm 2025 (tăng 200% so với năm 2021), đến năm 2030 ước đón 240.00 lượt khách (tăng 200% so với năm 2025), doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 197 tỷ đồng (Gấp 5,5 lần so với năm 2021), năm 2030 ước đạt 658 tỷ đồng (Gấp 3,3 lần so với năm 2025). 

Ban Biên tập

Ban Biên tập

Các tin khác

1-5 of 42<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  >

CÁC ĐIỂM DU LỊCH

Bản đồ du lịch

Du khách chia sẻ